Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh được rằng con người sớm nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ bàn chân. Những tài liệu về người Ai Cập, Trung Quốc và các nền văn mình cổ khác đều có đề cập đến giày. Giày cũng được đề cập nhiều trong Kinh Thánh, và người Do Thái hay sử dụng giày trong một vài trường hợp đặc biệt liên quan đến pháp lý hoặc giao dịch mua bán.
Giày thường hay xuất hiện trong văn hóa dân gian của nhiều dân tộc khác nhau. Ngay cả ngày nay giày vẫn xuất hiện trong những câu truyện mà chúng ta hay đọc được. Những câu truyện tuyệt vời về Đôi giày bảy dặm, Đôi dép có cánh của Mercury, Chú Mèo đi hia, Lọ Lem và nhiều câu truyện khác đều là những câu truyện cổ tích đôi khi chúng ta lãng quên nhưng trẻ con thì lại rất yêu thích. Tục ném giày sau khi cưới là một trong nhiều những tục lệ mà ở đó giày được sử dụng như một vật mang lại may mắn.
Ban đầu, giày chỉ đơn giản là miếng cỏ bện lại hoặc miếng da sống được gắn vào chân. Trong những di tích của người Ai Cập cổ xưa, một số loại giày dép được bện từ lá cói, trang trí rất nghệ thuật và đẹp mắt. Trong các bản ghi chép cho thấy việc làm dép đã trở thành một môn nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử của nước này.
- Việt Nam có lịch sử lâu đời với việc sử dụng các loại giày dép được làm từ các vật liệu tự nhiên như lá, cọ, và tre.
- Sau đó, giày da cũng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với các tầng lớp thượng lưu và quý tộc.
- Ngày nay, Việt Nam có một ngành công nghiệp giày dép phát triển, sản xuất các loại giày đa dạng và phù hợp với nhu cầu của thị trường.